Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2007

"Rượu Tết" miền Tây

Thưởng thức rượu ngâm bò cạp bằng... ống hút tại chợ Tịnh Biên (An Giang) - (Ảnh: Trương Công Khả)

Người miền Tây Nam Bộ rất chuộng những thứ rượu dân dã nhưng không kém độc đáo để làm quà tặng nhau hoặc sử dụng trong ngày Tết...

Mới xuất xưởng gần đây nhưng rượu đế Bạc Liêu với tên thương hiệu "Công tử Bạc Liêu" đã sớm vang danh miền sông nước. Từ mùi vị đến kiểu dáng đã gây ấn tượng với khách. Rượu “Công tử Bạc Liêu” giá 90.000đ/chai, mỗi tháng cung ứng thị trường 3.000 lít rượu. Cận Tết, khách mua rượu “Công tử Bạc Liêu” số lượng lớn còn được khuyến mãi thêm áo thun, quà bánh...


Vùng Bảy Núi (An Giang) cũng xôm tụ với các loại rượu cây nhà lá vườn, rượu vang làm từ đào lộn hột (đào tiên) mùi vị cay nồng, ngọt lịm với giá cả bình dân vài ngàn đồng một lít đã được người dân xứ núi mua tặng, để dành nhau đãi bạn bè lai rai trong ngày xuân. Các loại rượu ngâm bò sát, côn trùng như bò cạp, rít, nhền nhện... bày bán ở chợ biên giới Xuân Tô, huyện Tịnh Biên cũng được khách tham quan ưa chuộng. Chị Huỳnh Thị Kim Ba, một người chuyên bán côn trùng lâu đời cho biết, ngày Tết, rượu côn trùng bán chạy lắm, chai 1 lít giá từ 43.000 - 75.000đ, giá không tăng mấy so với ngày thường. Tranh thủ dòng người kéo nhau du lịch ngày xuân trên Núi Cấm, cư dân xã An Hảo, Tịnh Biên cũng nhanh chóng bày bán các loại rượu thuốc, rượu bổ từ các cây thuốc trong rừng. Cận Tết cũng là lúc Hợp tác xã nuôi hươu nai An Hảo tất bật cắt sừng hươu, nai ngâm rượu bán cho khách thập phương. Dù rượu nhung, nai giá từ 40.000 - 70.000 đồng/chai khá đắt tiền nhưng năm nào khách cũng ghé vào mua tấp nập.

Thanh Dũng

Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2007

THỊ TRƯỜNG NGÀY GIÁP TẾT



Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới càng lúc càng gần, tại TP.HCM, Hà Nội, Huế và nhiều trung tâm kinh tế khác, các cửa hàng không lúc nào vắng bóng khách vãng lai và mua sắm. Nguyên nhân chính vẫn là người người nô nức đón xuân, nhà nhà chuẩn bị cho một năm mới tốt lành, yên vui. Và điều này cũng có nghĩa là nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển mới.

  • TP.HỒ CHÍ MINH "THIÊN ĐƯỜNG" CỦA MUA SẮM

Sức mua những ngày giáp Tết tăng cao

Sức mua của người dân thành phố đang nóng dần theo từng ngày trôi qua cho đến chiều 29 Tết. Theo nhận xét của nhiều khách hàng, hàng tết năm nay chất lượng cao hơn năm ngoái rất đáng kể. Người dân không còn phân biệt giữa hàng nội hay hàng ngoại nhập, bởi chất lượng giữa hàng nội và hàng ngoại tương đương nhưng giá hàng sản xuất trong nước lại rẻ hơn rất nhiều. Thị trường thành phố tràn ngập những sản phẩm đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” đã khiến cho người tiêu dùng ngày càng yên tâm hơn và không cần phải đắn đo chọn lựa khi mua sắm.

Ngày Tết, một trong những mặt hàng bán chạy nhất là sản phẩm bánh kẹo của các Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô, Vinabico… Đã từ lâu người dân thành phố trở nên khá quen thuộc với các nhãn hiệu trong nước. Đặc biệt là đối với bánh kẹo Kinh Đô, với bánh cookies nhân mứt, bánh crackers wasabie, kẹo trái cây… nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn có mặt ở hơn 20 quốc gia. Vinabico đi vào tiềm-thức-mua-sắm của khách hàng trong nước với kẹo chocolate - sản phẩm này đã vươn thị phần ra nhiều nước trên thế giới.

Theo sau mặt hàng bánh kẹo là rượu, bia, lạp xưởng, đồ hộp các loại, giò lụa, giò thủ v.v… Ngoài các chợ trong thành phố, siêu thị lúc nào cũng tấp nập người đi sắm Tết, thậm chí phải xếp hàng đợi đến lượt ở các quầy tính tiền.

Chị Nguyễn Thị Tranh – Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối bán lẻ Co.op mart cho biết: ”doanh số bán hàng của hệ thống siêu thị Co.op Mart chỉ tính riêng trong ngày 28 Tết đã đạt gần 14 tỷ đồng. Doanh số bán hàng Tết năm nay tính đến 7 ngày trước Tết đã tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 11 siêu thị của hệ thống, siêu thị đạt doanh số cao nhất trong ngày 28 Tết thuộc về siêu thị Đinh Tiên Hoàng - với doanh số bán ra (chưa tính thuế) 2 tỷ 540 triệu đồng; kế tiếp là siêu thị Nguyễn Đình Chiểu đạt 2 tỷ 450 triệu đồng; siêu thị Cống Quỳnh đạt 1 tỷ 824 triệu đồng; siêu thị Nguyễn Kiệm đạt 1 tỷ 600 triệu đồng; siêu thị có doanh số thấp nhất cũng đạt 300 triệu đồng”.

Phải nói rằng cho đến tối 29 Tết, nhân viên phục vụ ở các siêu thị đã bị quá tải. Bình quân một ngày có trên 7.000 phần quà được gói cho khách hàng, mỗi gói quà có giá từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Cá biệt có gói quà trị giá 5 triệu đồng.

  • THỊT HEO, BIA, RƯỢU NGOẠI HÚT HÀNG

Do ảnh hưởng của dịch cúm gà, hàng thực phẩm có xuất xứ từ heo được bán chạy hơn bao giờ hết. Những sản phẩm đồ hộp của Vissan, Hạ Long, Tuyền Ký luôn luôn đông khách. Đặc biệt, giò chả của Vissan tại các hệ thống siêu thị không kịp phục vụ.

Trước cửa chợ Bến Thành

Trong số các mặt hàng tăng giá từ 01.01.2004 đến nay phải kể đến rượu, bia. Nếu như ngày Tết không thể thiếu bánh chưng xanh và thức ăn, thì rượu, bia là “món ăn theo” càng không thể thiếu. Khảo sát một vòng quanh thị trường, tất cả các loại bia lon, bia chai các hãng đều đồng loạt tăng giá ít nhất là 10 – 12%. Tại các đại lý, bia SanMiguel tính đến 29 Tết có giá 140.000 đồng/thùng; bia 333 có giá 170.000đồng/thùng; bia Tiger có giá 205.000 đồng/thùng; bia Heineken 245.000 – 250.000 đồng/thùng… Đặc biệt, rượu mạnh sản xuất trong nước tăng tới 35 – 40%. Rượu ngoại đủ giá không thể biết chính xác là bao nhiêu tuỳ thuộc vào tiền nào của đó, nhất là khi rượu trở nên khan hiếm vào ngày cận Tết.

Như vậy, trong chuyện tăng giá này do hút hàng, người được lợi nhiều nhất vẫn thuộc về các đại lý, người tiêu dùng vẫn luôn bị thiệt trong dịp Tết vì giá cứ tăng theo thời khắc giao thừa sắp đến; mặc dù các nhà máy bia chạy liên tục 3 ca vẫn không đủ hàng để cung ứng cho thị trường.

Bài: NGUYỆT QUẾ

Ảnh: ĐỨC HUY

Bia Sài Gòn tăng giá dịp Tết


Bia Sài Gòn tăng giá tuỳ tiện. (SGGP)

Cứ mỗi độ giáp Tết, thị trường bia - nước giải khát lại biến động. Một thương hiệu rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, cứ đến hẹn lại lên… giá là bia Sài Gòn.

Cách đây không lâu, một cán bộ chủ chốt của thương hiệu bia Sài Gòn phải ra hầu tòa vì bị một khách quỵt tiền hàng. Người chiếm dụng đó là một trong những đại gia từng làm mưa làm gió thị trường bia trong những tháng cận Tết.

Về nguyên tắc, những đại lý kinh doanh mặt hàng bia nước giải khát đều được mua hàng trực tiếp tại bia Sài Gòn. Thế nhưng trên thực tế, số lượng bia được duyệt không bao giờ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Muốn được đủ hàng, các đại lý phải tìm mua lại hóa đơn và chịu một khoản chênh lệch cho các đại lý khác.
TP HCM hiện có khoảng 6 tay trùm kinh doanh bia Sài Gòn. Nổi bật nhất là Đ. (Bình Thạnh), X. (trên đường Đặng Nguyên Cẩn, quận 6). Thường vào đầu năm, các trùm này núp dưới chiêu bài đại lý (tạm gọi là cấp 1) được duyệt một số lượng hàng khổng lồ đến hàng trăm nghìn két bia chai và bia lon 333 mỗi tháng. Phần còn lại được nhỏ giọt cho các đại lý nhỏ khác (tạm gọi là cấp 2). Hóa đơn của các trùm thường được chẻ nhỏ ra thành nhiều hóa đơn khác với số lượng ít hơn từ vài trăm đến vài nghìn két.

Các đại lý cấp 2 (khoảng 20 đại lý) do không đủ hàng bán đã mua lại của cấp 1 từng hóa đơn nhỏ. Theo điều tra, các đại lý cấp 1 thường không sở hữu một chai bia nào. Họ chỉ có trong tay một xấp hóa đơn, không cần xuất vốn. Các đại lý cấp 2 mua hóa đơn cầm đến công ty đóng tiền, sắp tài, nhận hàng sau khi đã trả chênh lệch. Tiền chênh lệch được các tay trùm cấp 1 khống chế theo từng ngày có thể lên hay xuống do sự dao động của thị trường. Các đại lý cấp 2 mua về tiếp tục bán lại cho đại lý cấp 3 rồi cấp 4.

Từ giá xuất xưởng 1 két bia Sài Gòn xanh 88.000 đồng, Sài Gòn đỏ 97.000 đồng và bia lon (333) 140.000 đồng/thùng, qua nhiều trung gian, tại thị trường các đại lý cấp 3 đã bán ra cho đại lý cấp 4 với giá 97.000 đồng/két Sài Gòn xanh, 135.000 đồng/két Sài Gòn đỏ và 163.000 đồng/thùng 333 (giá tính đến 20h ngày 19/1) và sau đó mới đến tay người tiêu dùng với giá cao hơn. Một số đại lý cấp 2, 3, 4 cho biết mức lãi của họ chỉ dao động từ 1.000 đến 2.000 đồng/két và không thể hơn được. Điều này cho thấy khoảng chênh lệch mà các đại gia trùm bia cấp 1 đã hưởng không phải nhỏ.

(Theo SGGP)

Bùng nổ rượu vang ở châu Á

Rượu vang đang là một ngành kinh doanh lớn ở châu Á khi nhu cầu về vang các loại đang ngày càng tăng trong khi giá lại được các nhà sản xuất hạ dần theo thời gian.

Thêm vào đó, đã xuất hiện nhiều khu vực ở châu Á bắt đầu biết làm và xuất khẩu rượu vang, ghi tên mình vào danh sách những người đã quen mặt trên thị trường hấp dẫn này như Pháp, Italia hay Argentina.

Soạn: AM 679467 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Vang các loại bày bán đầy các sạp hàng ở các nước châu Á.

Giá hạ, nhu cầu tăng khiến vang bùng nổ ở châu Á

Tại Singapore, 400 nhà sản xuất và bán lẻ rượu vang đang tổ chức những cuộc triển lãm vang đón Tết cổ truyền. Số lượng các cuộc triển lãm như vậy tính riêng trong năm 2005 đã tăng gấp 4 lần năm trước đó, chưa kể thời gian tổ chức mỗi cuộc đã kéo dài hơn trước nhiều. Đây rõ ràng là một dấu hiệu cho thấy thị trường châu Á đang hoà mình vào thị trường vang thế giới và còn hứa hẹn nhiều tiềm năng.

Tiềm năng là ở chỗ, trong các cuộc triển lãm như vậy, người ta thấy hàng ngàn lượt người nếm các loại vang, mua nó hay ít nhất là nhìn ngắm đầy đam mê. Quan trọng hơn, xuất hiện đâu đó những hợp đồng mua bán, làm đại lý và tiếng cụng ly giữa những chủ doanh nghiệp châu Á.

Ở khu vực dân cư đông đúc này, điều đó còn đáng giá hơn những container hiện đang chực chờ ở cảng Marseille nước Pháp hay Hamburg của Đức.

Các chuyên gia trong ngành cho rằng người châu Á ngày càng ưa chuộng vang hơn các thức uống phổ biến khác như bia hay whiskey do vang ngày nay có giá rất phải chăng và chủng loại đa dạng hơn trong khi người tiêu dùng châu Á ngày càng quen với văn hoá phương Tây. Theo họ, thị trường vang châu Á sẽ mở rộng hơn 20% trong giai đoạn từ 2003-2008.

Toàn cầu hoá từ những ly rượu vang

"Rượu vang đã làm sáng tỏ hơn khái niệm thế nào là toàn cầu hoá. Người ta thấy nó được uống thường xuyên trên TV, và giờ đây với việc có thể mua bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, món hàng này trở nên ngày càng dễ tiếp cận với dân chúng ở khắp mọi ngóc ngách của địa cầu", Luisa Rust, một chuyên gia cao cấp về thực phẩm và đổ uống của Phòng Thương mại Australia (Austrade), nhận xét.

Các nhà sản xuất rượu vang cho rằng người châu Á giờ đây bắt đầu thích uống vang với hương vị của các loại trái cây ngon hơn là uống những loại rượu với hương vị cay đậm truyền thống của khu vực. "Người châu Á thích rượu vang có nhiều hương vị trái cây hơn, tươi ngon hơn và nhẹ nhàng hơn", Eric Tollemer, Giám đốc bán hàng của hãng rượu Pháp danh tiếng Bordeaux Bliss, đánh giá.

"Điều đặc biệt tiềm năng nữa là trong khi ở châu Âu, người ta thường chỉ uống vang kèm thức ăn trong khi dùng bữa thì ở châu Á, người ta có thể chỉ cần uống vang suông", Tollemer nói thêm.

Soạn: AM 682789 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Toàn cầu hoá từ những ly rượu vang.

Tuy nhiên, Tollemer không nên quá vui mừng với điều đó, bởi ở châu Á, người ta không chỉ biết uống, mà đang từng bước tự làm rượu vang cho mình và thậm chí bắt đầu xuất khẩu rượu vang ra nước ngoài.

Công ty vang Ấn Độ Champagne Indage Ltd đã làm được những loại rượu vang đoạt giải quốc tế, sánh ngang các anh tài thế giới và đã xuất khẩu sang tận những thánh địa rượu vang như Pháp, Mỹ, Anh, Thuỵ Sỹ, Đức, Nhật và Singapore.

Ở Việt Nam, vang Thăng Long hay vang Đà Lạt cũng đang chứng tỏ được vị thế ngày càng cao của mình trên thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu.

Đừng hoài nghi!

Một số người không thực sự tin rượu vang có thể làm được từ Ấn Độ hay một nước châu Á nào đó tương tự vì họ cho rằng khí hậu, thời tiết và thậm chí là nguồn nước ở đó không phù hợp. Nhiều người đơn giản cho rằng muốn có vang ngon, các nước châu Á phải lạnh thêm vài độ C nữa!

Song điều đó rõ ràng không chính xác. Theo các chuyên gia rượu vang, cái cần nhất để có thể làm vang nhiều và ngon chính là một nơi có đủ ánh nắng và lượng mưa vừa phải. Điều này thì không đâu phù hợp hơn những mảnh đất đa dạng về khí hậu của châu Á.

Không những sản xuất được, các hãng rượu vang bản địa còn rất biết cách tiếp thị với người tiêu dùng quen thuộc với mình. Chính vì thế mà ở Singapore, Trung Quốc hay Việt Nam ngày nay, trên các bàn tiệc cưới, đã xuất hiện ngày càng nhiều những chai rượu vang bản xứ - điều mà trước đây hầu như không xảy ra.

  • Nhật Vy (Tổng hợp)

Chọn rượu vang cũng là sành điệu

Nhiều người cảm thấy việc chọn được loại rượu vang có chất lượng tốt và phù hợp không hề đơn giản, nếu không muốn nói là rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn có đôi chút kiến thức về cách thức sản xuất loại rưọu này thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Thấy gì qua tên rượu?

Các loại rượu vang do Mỹ sản xuất thường đặt tên theo kiểu trước hết là tên giống nho làm ra loại rượu đó, chẳng hạn như Chardonnay, Merlot hay Zinfandel, sau đó mới tới tên vùng đất trồng nho như Sonoma Valley hay California.

Trong khi đó, tình hình lại hoàn toàn ngược lại ở các loại rượu vang châu Âu. Địa danh quen thuộc nhất trong tên các loại rượu vang châu Âu là Champagne, đây là tên vùng đất trồng rất nhiều nho ở Pháp. Những khác biệt này một phần là do sự đa đạng của giống nho ở châu Âu, chỉ tính riêng Italia đã có tới hơn 2000 giống nho các loại.

Phân biệt các loại rượu

Các loại rượu vang đỏ được làm từ những quả nho vỏ màu sẫm. Vỏ nho được loại bỏ trong quá trình lên men, chính các chất như tannin, pigment (còn gọi là anthocyanin) có trong vỏ đã tạo ra màu sắc tự nhiên cho rượu. Đa số các rượu vang đỏ như Zinfandel và Petite Sirah đều được coi là những loại có nồng độ cao và thành phần phức tạp còn các loại khác như Merlot và Pinot Noir thì nhẹ hơn.

Rượu vang trắng được làm từ nhiều loại nho khác nhau song các loại có vỏ màu vàng và màu xanh là phổ biến nhất, ngay cả những loại nho sẫm màu vẫn có thể sản xuất được rượu vang trắng nếu vỏ nho được loại bỏ sớm hơn. Đa số các loại rượu vang trắng như Chardonnay, Chenin Blanc và Pinot Gris đều uống ngon nhất khi mới làm. Rượu vang trắng có nồng độ nhẹ rất đặc trưng.

Các loại rượu vang hồng thường bị nhầm là được pha trộn giữa rượu vang đỏ và rượu vang trắng. Điều này có thể đúng với các loại rượu vang rẻ tiền và sản xuất hàng loạt như Blush. Tuy nhiên, với những loại chất lượng cao kiểu như White Zinfandel và Grenache thì lại được làm từ những loại nho màu sẫm đã bỏ vỏ để tạo thêm màu nhẹ cho rượu vang. Giống với rượu vang trắng, các loại rượu vang hồng cũng làm từ hoa quả và uống ngon nhất khi mới làm.

Các loại rượu vang có gas như Champagne ở giai đoạn chiết xuất ban đầu cũng giống như các loại rượu vang thông thường khác. Nhưng loại rượu này còn có thêm giai đoạn lên men thứ hai để tạo bọt tăm. Các loại rượu vang có gas tiêu biểu là Champagne, Cava, Crémant và Sparkling Brut. Rosé Champagne là loại rượu được chế bằng cách thêm một chút rượu vang đỏ vào rượu vang trắng trước khi đưa vào lên men. Với các loại rượu vang có gas rẻ tiền thì không có giai đoạn lên men thứ hai này mà chỉ được bơm vào khí carbon dioxide tạo bọt, phổ biến nhất là soda.

Các loại rượu vang tráng miệng như Port, Sherry, Madeira và Eiswein còn có tên gọi khác là rượu vang thường hay rượu vang bổ. Hàm lượng đường trong các loại rượu này thường khá cao, có lẽ vì thế mà chúng có biệt danh là “rượu vang tráng miệng”. Mặc dù các loại rượu này thường ngọt song không phải tất cả đều như vậy, do đó, không nhất thiết lúc nào các loại rượu vang tráng miệng cũng phải uống kèm theo các món tráng miệng cụ thể.

Các loại rượu vang hoa quả như rượu đào, táo và rượu mâm xôi được làm từ các hoa quả chính theo kiểu từng loại quả riêng biệt hay kết hợp thêm với nho. Bất cứ loại rượu nào trong thành phần có thêm các loại hoa hoả khác ngoài nho thì đều được liệt vào “rượu vang hoa quả”.

Các loại rượu vang đặc biệt

Rượu vang nông nghiệp là những loại rượu được làm từ các nông phẩm ngoài hoa quả và các loại ngũ cốc. Đó có thể là mật ong, hoa quả sấy, thảo dược và các loại hoa (hoa bồ công anh của người Trung Quốc là một ví dụ).

Các loại rượu vang Kosher đều phải tuân thủ quy trình công nghệ rất nghiêm khắc của các giáo sĩ Do Thái. Ngoài ra còn những quy định khác như loại rượu này không được chứa các chất thành phần gia vị hoá học như gelatin, lactose, glycerin, các sản phẩm làm từ ngô hay men không rượu. Các loại rượu vang Kosher chủ yếu dành cho người theo đạo Do Thái trong những ngày lễ Sabbath.

Các loại rượu hữu cơ được chiết xuất từ những loại nho mà trong quá trình chăm sóc không sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ. Các quy định tiêu chuẩn về rượu hữu cơ ở các nước không giống nhau.

Các loại rượu vang không cồn ban đầu được chiết xuất cũng như các loại rượu vang truyền thống tuy nhiên có thêm một quá trình để loại bỏ hầu như toàn bộ chất cồn trong rượu. Để được xếp vào loại rượu vang không cồn ở Mỹ, nồng độ cồn trong rượu phải thấp hơn 0,5%.

Chọn rượu vang phù hợp với đồ ăn

Rượu vang đỏ dùng với thịt, rượu vang trắng uống khi ăn đồ hải sản hoặc các loại gia cầm. Quan niệm này là cơ bản và trong phần lớn trường hợp đều đúng. Tuy nhiên còn có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng quyết định chọn loại rượu nào cho bữa ăn của bạn. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn:

Đầu tiên và trước hết phải là thị hiếu cá nhân, sở thích của bản thân có tính quyết định hơn hết thảy. Bạn thích hay không thích loại nào cũng không có vấn đề gì hết. Đừng cố uống một loại rượu nào đó bạn không thích chỉ vì lý do rất vớ vẩn là bạn đã nghe ai đó nói, chỉ có bạn mới biết mình thích gì và không thích gì mà thôi.

Khi chọn loại rượu nào với món ăn nào bạn đều muốn tạo sự hài hoà giữa đồ ăn và thức uống, không để thứ nào lấn át thứ nào. Với rượu vang đỏ, đa số rượu loại này đều khá nặng và sang trọng, kiểu như rượu California Syrah, chúng tạo cảm giác phù hợp với những bữa tiệc thịnh soạn.

Một kết hợp mang tính tương phản thú vị là thịt hun khói với rượu vang trắng hoa quả ngọt. Các đồ ăn có vị cay như thực phẩm của người Mexico,Thái Lan, Trung Quốc hay Cajun sẽ rất phù hợp với loại rượu vang ngọt như Riesling hoặc Pinot Noir.

Các loại nước sốt kem hoặc những món phomát cần có thêm loại rượu vang có vị kem để cân bằng như Chardonnay, Zinfandel hoặc Merlot.

Khi chọn rượu vang tráng miệng bạn nên cẩn thận để khỏi bị quá tải vì độ ngọt. Quá nhiều lượng đường sẽ khiến cho rượu và thức ăn đánh nhau. Không phải tất cả các loại rượu vang tráng miệng đều được uống với đồ tráng miệng. Một số loại, Eiswein chẳng hạn, chỉ mình nó đã là một đồ tráng miệng hoàn chỉnh rồi.

(Theo Thế Giới Đàn Ông)

Tết: uống bia hay không uống bia?

Riêng tại thị trường Việt Nam hiện nay, nếu tính đến khoản bia có vốn nước ngoài đầu tư, số hương vị bia bạn có để chọn lọc giải khát trong những ngày tết đã là khá nhiều. Không chỉ còn "ken", "tai-quơ”, "cát-bớt", "ghi-nét", "san-mi-gheo", "bia kiểu Úc" như cách nay không lâu. Càng khác xa thời rất lâu trước đây khi cả thị trường miền Nam Việt Nam chỉ nổi nhất có một "lade con cọp".

Bia ở quê nhà

Vì đã có thêm nguồn bia ngoại nhập, đủ các nhãn, các hiệu của đủ các nước chứ không phải chỉ có Budweiser, Hamms, Miller, Kirin. Và còn có rất nhiều bia với những cái tên khó đọc, khó nhớ (nhất là các loại bia nhập về từ Ðức, Tiệp) chứ không đơn giản như Bass, Beck, Corona, Stella Artois, Kronenbourg ...

Rồi còn phải kể đến các nhãn bia nội, cả những nhãn nổi tiếng toàn quốc (chẳng hạn như bia Saigon, 333 Export, Saigon Xanh, Saigon Special...) đến các nhãn chỉ bán chạy ở từng địa phương. Ðừng quên bia hơi, bia tươi. Riêng khoản bia tươi ở Hà Nội nay cũng đã là đề tài của nhiều chuyện tiếu lâm, chuyện vui du lịch được truyền tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng nước ngoài.

Nói tóm lại, Việt Nam nay không thiếu các loại bia. Nhưng vẫn chưa ăn thua gì khi biết được rằng cả thế giới có đến hàng ngàn vị bia khác nhau. Tạp chí Maxim xuất bản ở Pháp mới đây có số chuyên đề giới thiệu đủ các loại bia kèm theo những mẩu đố vui dành cho các chuyên gia thưởng thức bia thời toàn cầu hoá.

Bia xứ người

Ba cách chống bị "xỉn"

- Uống tách cà phê đen nóng có thêm vài giọt brandy lúc điểm tâm.

- Khi bị nhức đầu, lờ đờ vì đã uống quá nhiều bia, sau khi thức giấc nên dùng một ly champagne. Bị xỉn vì vang, rượu mạnh, hãy uống một ly bia vàng.

- Tuy nhiên cách dễ nhất, tiện nhất: sau mỗi ly vang, ly rượu, ly bia là uống một ly nước tinh khiết.

Tuy đã và đang diễn ra ở khắp thế giới nhiều thương vụ mua trọn-bán đứt và sáp nhập giữa các công ty sản xuất-kinh doanh bia nhưng xem ra thị trường bia toàn cầu vẫn là một thị trường bia manh mún với quá nhiều thị khúc dù cho trị giá của nó là hơn 150 tỉ euro. Ðứng đầu mỗi phân khúc là một thương hiệu bia.

Theo Impact Databank thì Budweiser, "kẻ” tự xung mình là "vua các loại bia" thực ra cũng chỉ nắm được có 3,6% thị trường bia thế giới. Vì 9 trong số 10 lon bia mà Budweiser tiêu thụ được là ở trên lãnh thổ Mỹ. Ðáng chú ý hơn nữa, tổng số 20 thương hiệu bia hàng đầu thế giới cộng lại cũng chỉ chia nhau nắm giữ khoảng hơn 1/4 thị trường bia toàn cầu mà thôi.

Heineken của Hà Lan hiện là nhà sản xuất bia lớn nhất châu Âu đồng thời là một trong số ba đại công ty bia hàng đầu thế giới. Công ty Heineken có khoảng 80 thương hiệu bia khác nhau được bán ở 170 nước trên thế giới và 110 nhà máy bia đang hoạt động sản xuất ở trên 50 nước. Ba thương hiệu nổi tiếng nhất của Heineken là Heineken (phổ thông nhất ở châu Âu), Amstel (phổ thông hạng 3 ở châu Âu) và Murphy’s.

Nhưng trong hai năm trở lại đây, bia Kroenbourg của Pháp đã trở nên một đối thủ đáng gờm ở thị trường chung châu Âu. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến làn sóng các thương vụ mua trọn-bán đứt và sáp nhập giữa các nhà sản xuất bia ở châu Âu, theo dự báo của Euromonitor, là sự gia giảm tiêu thụ bia ngày tăng cao ở các nước Tây Bắc Âu.

Người ta dự kiến rằng vào năm 2010, mức tiêu thụ bia ở khu vực này sẽ giảm từ 14 -18%. Riêng ở Ðức, thị trường bia lớn nhất trong thị trường bia toàn châu Âu, tiêu thụ bia sẽ giảm 20%.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tiêu thụ bia ở châu Âu. Ngoài lý do kinh tế suy thoái ra còn là các lý do sức khoẻ vì tuổi tác ngày càng cao của một số đông tiêu dùng trước đây rất thường uống bia và lý do xu hướng thời trang tiêu dùng chuyển sang với rượu vang, nước trái cây, nước khoáng. Ngoài ra các luật lệ nghiêm khắc liên quan đến quảng cáo, lái xe trong tình trạng say ở nhiều quốc gia cũng đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển của ngành kinh doanh bia.

Tình hình chung trên thị trường bia thế giới cũng không sáng sủa gì. Theo Impact Databank, sau khi đã giảm lượng tiêu thụ trong hai thập niên qua, mức tăng trưởng bia toàn cầu sẽ chỉ là 2% từ 1999 -2005. Mức tăng này là nhờ tiêu thụ bia vẫn cao ở các khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc, Ðông Nam Á, châu Phi và đặc biệt là Ðông Âu.

Theo SGTT

Việt Báo

Rượu vang không dễ mua

Thị trường rượu vang vào dịp Tết rất sôi động. Đây cũng là thời điểm chất lượng rượu rất phức tạp. Để chọn được chai vang “đáng đồng tiền bát gạo” không phải dễ.




Ông Nguyễn Văn Thạnh, Phó Giám đốc Công ty Hùng Thịnh - chuyên kinh doanh vang nhập khẩu, nhận xét thị trường rượu vang trong nước hiện rất sôi động và cạnh tranh khá quyết liệt do ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhảy vào khai thác. Trước đây, tại thị trường VN chỉ có rượu vang "Thế giới cũ" (Old World Wines) có xuất xứ lâu đời của vùng Địa Trung Hải, như: Pháp, Ý, Tây Ban Nha..., nay có thêm sản phẩm vang "Thế giới mới" (New World Wines) của vùng Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Úc, Nam Phi... Loại vang "bình dân" bán đại trà ở các shop, siêu thị (thường là rẻ) và loại vang "sành điệu" chủ yếu phân phối trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp giá bán khá cao.

Theo Hiệp hội Rượu bia và Nước giải khát VN, hiện trong nước có hơn 15 doanh nghiệp sản xuất và "đóng chai" rượu vang với sản lượng mỗi năm khoảng từ 12 - 13 triệu lít. Ngoài rượu vang ngoại, các thương hiệu vang trong nước cũng đang ráo riết giành khách nhờ lợi thế giá rẻ hơn 2 - 3 lần so với vang ngoại và chất lượng một số loại rượu vang nội (như Vang Đà Lạt, Vang Đông Đô...) tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, bà Nguyễn Mỹ Lan, chủ một shop kinh doanh rượu ở đường Hải Triều (Q.1 - TPHCM), cho biết sản phẩm vang Pháp vẫn đứng đầu thị trường VN, kế đến là vang Úc, Chile, Mỹ...

So với cùng kỳ năm trước, giá bán các loại vang có tăng nhẹ. Cụ thể: vang Voyage Cabernet Sauvignon giá khoảng 122.000 đồng/chai, Stamp Kaola of Australia 164.000 đồng/chai, Houghton Cabernet ShirazMerbot giá 268.000 đồng/chai, ST Henri Shiraz (Úc) giá 762.500 đồng/chai, Margaoux (Pháp) giá 636.000 đồng/chai, Calvet Côtes-Du-Rhône 2002 (Pháp) giá 186.000 đồng/chai, vang đỏ Lindemans Bin 45 (Úc) giá bán 266.000 đồng/chai, Zonin 2003 (Ý) giá 175.000 đồng/chai, vang Passion (Chile) đóng chai tại VN giá 69.000 đồng/chai, vang xuất khẩu Đà Lạt 42.500 đồng/chai...,

Hiện nay, vang được bán đại trà, song để chọn được hàng chất lượng thì không phải dễ. Theo ông Đỗ Minh Triết, giảng viên Trường Nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn Tourist - một chuyên gia về pha chế, trên thị trường hiện phổ biến 2 dạng rượu vang: loại vang "chính tông", trên nhãn, ngoài thương hiệu, giống nho, niên vụ nho... còn có chú thích hạng rượu như AOC (viết tắt nguồn gốc xác định), VDQS, Grand Cru... để khẳng định đẳng cấp. Với loại vang "xịn" này, giá thấp nhất cũng phải từ 400.000 đồng/chai trở lên. Còn loại vang "phổ biến" thường dùng "chiêu" lập lờ nhãn mác. Chẳng hạn, cũng có ký hiệu nguồn gốc xác định, xuất xứ, tên thương hiệu, nhà sản xuất, niên hạn nho..., song nếu xem kỹ tất cả những chi tiết trên sẽ phát hiện chúng đã được "biến hóa". Chẳng hạn rượu vang Bordeux -Pháp, trên hàng chữ "Grand vin de Bordeaux" (rượu có tên tuổi của Bordeaux) thiếu chữ "d" ở từ "Gran", hay thay câu "Produit de France" (rượu sản xuất tại Pháp) bằng câu "Distribue par D.Molinelli, 93500 France" (sản xuất tại vùng Seine-saint-denis-cạnh thủ đô Paris, cách Bordeaux gần cả ngàn cây số)...

Nhiều người vẫn quan niệm rằng, rượu vang để càng lâu càng ngon, song theo ông Triết, điều này còn phụ thuộc vào chất lượng. Loại rượu có giá bán 100.000 đồng có thể lưu giữ từ 1 - 2 năm; trên 200.000 đồng giữ được từ 3 - 4 năm... Tuy nhiên, theo nhiều tiểu thương, trên thị trường VN hiện nay hầu hết là loại "thường thường bậc trung", còn loại cao cấp thì rất ít. Điều nghịch lý là, dân "Tây" thì thích dùng vang VN do có giá bán rẻ, chất lượng khá, còn dân ta thì lại thích uống vang ngoại.

Rượu lậu, rượu "dỏm" tràn lan

Theo Chi cục QLTT TPHCM, tuần qua đơn vị đã phát hiện cả chục vụ vận chuyển, kinh doanh rượu giả, rượu lậu. Cụ thể: ngày 19/1, đội 3B QLTT TPHCM phát hiện tại cửa hàng số 393 Hai Bà Trưng, quận 3 có 49 chai rượu Remy, Courriere, Cordon Bleu, Remy Martell... không có hóa đơn, chứng từ. Đội QLTT quận Bình Thạnh phát hiện tại cửa hàng số 332 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 25 đang kinh doanh 169 chai rượu ngoại các loại đều không có hóa đơn, chứng từ. Cũng trong ngày 19/1, đội 1B QLTT TPHCM phát hiện tại vũ trường Hải Vân, số 69 Huỳnh Thúc Kháng, quận 1, bày bán 10 chai rượu ngoại không chứng từ.

Tương tự, ngày 16/1, cơ quan Cảnh sát Điều tra Tội phạm về quản lý trật tự kinh tế và chức vụ (Công an TPHCM) phát hiện và bắt quả tang tại số 18/10 Đô Đốc Long, phường Tân Quý, quận Tân Phú có 100 thùng rượu giả các nhãn hiệu Hennessy, Remy Martin, Johnnie, Walker, Champagne, Bordeaux thành phẩm. Tại hiện trường còn có nhiều dụng cụ pha chế rượu với công thức dùng rượu ngoại pha với rượu Bình Tây hoặc rượu Nàng Hương, đường, phẩm màu. Cùng ngày, tại cửa hàng số 120 Nguyễn Cửu Đàm, phường Tân Sơn, quận Tân Phú (nơi phân phối và kinh doanh rượu từ cơ sở sản xuất trên), cơ quan chức năng tịch thu thêm 100 thùng rượu giả...

Nguồn: Người Lao động

Giá bia 'nóng' theo Tết

Doanh nghiệp thông báo giá bán cuối năm không có gì thay đổi nhưng các đại lý ở Hà Nội đã đồng loạt tăng giá bán lẻ với vô vàn lý do, nào là thuế tiêu thụ đặc biệt vừa bị điều chỉnh, nào là nhà sản xuất không đủ hàng cung ứng.

Bia lon Sài Gòn hiện tăng 5.000-10.000 đồng/thùng lên 145.000-150.000 đồng, bia chai Hà Nội từ 112.000 đồng lên 120.000-125.000 đồng/thùng. Bia 333 giá 145.000 đồng/thùng, tăng 5.000 đồng so với trước. Bia Heineken lon tăng thêm 7.000 đồng/thùng thay cho mức 234.000 đồng/thùng trước đó. Các đại lý bán lẻ cho là từ nay đến Tết thời tiết nắng ấm nhiều, tiệc tùng lắm, giá bán lẻ có thể tăng tới 20.000 đồng mỗi thùng.

Đại lý đổ lỗi cho thuế tăng. Ảnh: Anh Tuấn.

"Đồ uống là thứ không thể thiếu trong ngày Tết, tốt nhất làm ngay 1-2 két bia về dự trữ chứ để đến 29-30 Tết vừa mua đắt vừa mất công đi vài hàng", bà chủ đại lý Thanh Hương (phố Hàng Buồm) tư vấn.

Tình trạng khan hàng tăng giá cứ đến hẹn lại lên, song 3-4 năm nay nhà sản xuất không có biện pháp nào ngăn chặn hữu hiệu. Ba đại gia chiếm phần lớn thị trường gồm Công ty Bia Sài Gòn (Sabeco), bia Hà Nội (Habeco) và bia Việt Nam (với các nhãn hiệu Tiger, Heineken, Bivina) có tổng sản lượng gần 800 triệu lít/năm. Cả 3 hãng đều tuyên bố sản lượng trong những tháng cuối năm tăng hơn 10% so với Tết Ất Dậu, giá cả không thay đổi. Tuy vậy, đề cập đến chuyện giá cả bị tăng vô tội vạ, họ chỉ cười trừ.

Ông Nguyễn Văn Việt, Tổng giám đốc Habeco khẳng định hiệp hội cũng như Habeco đều không có chủ trương thay đổi chính sách giá. Trên thị trường, giá tăng là do cung cầu mất cân đối vào những ngày lễ Tết. "Đây không phải là chủ trương của hiệp hội, song người tiêu dùng hãy coi là chuyện bình thường", ông Việt nói.

Ngay từ tháng 10, Sabeco cũng tuyên bố không tăng giá bán vào năm 2006, thậm chí, các nhà phân phối còn được công ty cho biết trước kế hoạch bán hàng từng tuần và được thông báo ngay từ đầu tuần để chủ động nguồn hàng, quy trình xuất nhập hàng tại các tổng kho cũng được cải tiến hạn chế tình trạng bia chạy lòng vòng để tăng giá. Theo ông Văn Thanh Liêm, Phó tổng giám đốc Sabeco, lượng hàng vẫn đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 1, công ty bán ra thị trường khoảng 50 triệu lít tăng 10 triệu so với cùng kỳ. Các nhà máy đều chạy 3 ca liên tục, hết công suất đảm bảo hàng cung cấp cho thị trường.

Tuy nhiên trên thực tế, do bia là loại hàng mua đứt bán đoạn, tỷ lệ cược chai két khá cao, từ 30% đến 40% nên nhà sản xuất không thể quản lý được giá khi nhu cầu tăng gấp cả chục lần vào dịp cuối năm.

Các công ty nghiên cứu thị trường tính toán, sản lượng tiêu thụ bia cả nước trong năm ước tính lên đến gần 2 tỷ lít, tập trung chủ yếu vào sản phẩm của 3 nhà sản xuất trên. Do dây chuyền sản xuất tại các nhà máy lớn hầu như luôn ở tình trạng hết công suất, nên dù biết nhu cầu Tết rất cao họ cũng bó tay.

Bà chủ một đại lý tầm cỡ ở mặt phố Hàng Buồm cho hay, trước Tết 2-3 tháng thực sự là cuộc đua của các nhà phân phối lớn. Gia đình bà đầu tư hàng chục tỷ đồng trữ hàng để chờ bán ra. Tiền lãi vay, chi phí để được nhà máy cung cấp số lượng lớn là những lý do các đại lý biện minh cho việc làm giá trong những ngày tháng giáp Tết.

Nhân viên phòng thị trường Nhà máy bia Hà Nội cho biết công ty chỉ quy định đại lý cấp I không được bán giá thấp hơn giá nhà máy xuất cho chứ không có khung giá tối đa, vì vậy tùy theo diễn biến thị trường mà đại lý định giá cả.

Trong khi các doanh nghiệp tuyên bố không tăng giá bán và họ quả quyết chuyện các đại lý "tự ý tăng giá" là do cầu vượt quá cung, các đại lý lại có cách giải thích riêng. Theo họ, bên cạnh cung cầu thị trường, chính sách thuế thay đổi cũng là tác động đáng kể. Từ 1/1, thuế tiêu thụ đối với mặt hàng bia thay đổi. Trong đó đáng chú ý là thuế suất với bia chai và bia lon vẫn giữ như hiện hành là 75%, còn thuế với bia hơi và bia tươi cùng áp dụng mức 30% kể từ 2006 và sẽ nâng lên 40% kể từ 2008. Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trực tiếp vào người tiêu dùng và khi chính sách thuế thay đổi bất kể theo hướng nào thì giá nhất nhất cũng sẽ ảnh hưởng theo.

Anh An, chủ một đại lý kinh doanh bia và nước giải khát tại đường Tôn Đức Thắng, Hà Nội cho biết, ngay tại thời điểm Bộ Tài chính bàn thảo nên hay không nên thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với mặt hàng bia, giá đã bắt đầu nhúc nhích. Điều này có thể thấy rất rõ ở mặt hàng bia hơi trong dịp hè.

Một số đại lý khác thì cho rằng, đây là kế hoạch tăng theo quy luật vào những tháng cuối năm. Nhu cầu tăng cao khan hàng thì nâng giá bán. "Tất nhiên, doanh nghiệp niêm yết giá bán cho các đại lý, còn các đại lý sẽ căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng để đưa ra giá bán hợp lý", chủ một đại lý phố Hoàng Cầu nói.

Chị cho biết, ngay tại thời điểm các phương tiện thông tin đại chúng thông báo chính sách thuế thay đổi, nhiều đại lý đã "kháo nhau" chuyện bia tăng giá. "Chúng tôi chẳng biết thực hư thế nào, buôn có bạn, bán có phường, các đại lý khác tăng thì chúng tôi tăng nếu người tiêu dùng không chấp nhận chúng tôi hạ", chị nói.

Theo chị, có thời điểm, các hãng thông báo giá bán mới nhưng đại lý không dám tăng vì sợ mất khách. Thậm chí, tại những đợt thấp điểm, các đại lý còn đề xuất áp dụng một số chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.

Đại diện cho cơ quan quản lý Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung khẳng định, lâu nay, giá cả chịu tác động nhiều bởi cung cầu thị trường. Chính sách thuế chỉ tác động một phần chứ không phải là tất cả.

Theo ông, sửa thuế là việc bắt buộc phải làm trong xu thế hội nhập, VN không còn cách nào khác là phải thực hiện theo. Sửa thuế tiêu thụ đặc biệt lần này về cơ bản không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ý kiến cho rằng, chính sách thuế thay đổi dẫn đến giá cả tăng chỉ là cái cớ. Theo ông, giống như xe ôtô, bia không phải là mặt hàng do Nhà nước quản lý do vậy, các doanh nghiệp sẽ phải cân đối giá bán theo hướng thị trường chấp nhận được.

Trao đổi với VnExpress, nhiều doanh nghiệp cũng thừa nhận, giá cả do thị trường tự điều tiết, chính sách thuế chỉ là một phần và lần điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt này về cơ bản không ảnh hưởng đến giá cả cũng như hoạt động kinh doanh.

Hồng Anh - Việt Phong

Tết và chuyện bia rượu

Bia Hà Nội đã sẵn sàng cho Tết

(VHDN) - Tại thị trường Hà Nội, Habeco cũng cho biết đã đưa ra thị trường khoảng 25 triệu lít bia, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước và 1,1 triệu lít rượu (tăng 12%). Còn Sở Thương mại Hà Nội thì ước tính có khoảng 10 - 12 triệu chai bia, rượu và nước giải khát các loại được tiêu thụ trên địa bàn trong dịp Tết.

Vào thời điểm này, mặt hàng bia, rượu và nước giải khát được xem là mặt hàng “hot” nhất tại các chợ, siêu thị, cửa hàng... Trước nhu cầu biếu tặng hoặc chiêu đãi tiệc công ty, gia đình trong những ngày cận Tết, giá cả bia, rượu và nước giải khát đang biến động từng ngày.

Tính đến thời điểm hiện nay, giá bia trên thị trường đã tăng lên từ 6.000-16.000đ/thùng. Cụ thể, bia 333 cách đây 1 tuần giá 159.000đ/thùng/12 lon nay lên 175.000đ, bia Tiger cũng từ 186.900đ/thùng lên 194.000đ, bia Heineken từ 251.000đ/thùng tăng lên 257.000đ/thùng... Theo các điểm bán lẻ, mặc dù giá bia tăng nhưng sức mua vẫn mạnh và sản lượng tiêu thụ nhiều hơn từ 5 - 7 lần so với ngày thường.

Trong khi các sản phẩm bia “hùa nhau” tăng giá thì mặt hàng nước ngọt xem ra dễ chịu hơn. Mặc dù hầu hết các sản phẩm nước ngọt tung ra phục vụ Tết đều được nhà sản xuất “thay áo mới” như đầu tư bao bì đẹp, bắt mắt hơn nhưng giá thì giảm nhẹ so với giá thông thường. Như Mirinda giảm 7.000đ/thùng 28 lon (từ 106.000đ xuống còn 99.000đ/thùng), Pepsi giảm 3.000đ/thùng (từ 102.000đ giảm còn 99.000đ/thùng)...

Theo các nhà kinh doanh, sản phẩm nước ngọt lon là mặt hàng có mức tăng trưởng cao trong mùa cuối năm. Tại Công ty CP nước giải khát Sài Gòn (Tribeco), ngày thường tỷ trọng nước ngọt lon chỉ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng sản xuất hàng của công ty thì trong dịp cuối năm tăng lên từ 40 - 50%.

Mặc dù sản lượng nước ngọt tăng mạnh như vậy, nhưng hiện sản phẩm này đang phải cạnh tranh rất khốc liệt với các loại nước giải khát khác trên thị trường như nước ép trái cây, trà xanh, tăng lực... Đây cũng là lý do nước ngọt khó có thể lợi dụng tình hình Tết để tăng giá như mặt hàng rượu, bia. Các công ty sản xuất rượu, bia cũng cho hay, ước tính trong dịp Tết Đinh Hợi, mức tiêu thụ các sản phẩm này tăng từ 40 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu chỉ tính toán dựa trên số liệu mà 2 đầu mối sản xuất bia, rượu lớn của TP.HCM (Tổng Công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco) và Hà Nội (Tổng Công ty Bia, Nước giải khát Hà Nội - Habeco) cung cấp, trong dịp Tết này thị trường sẽ tiêu thụ khoảng hơn 100 triệu lít bia.

Cụ thể, theo Sabeco, đơn vị có 19 nhà máy sản xuất bia, rượu và nước giải khát, một tháng bình thường Sabeco chỉ cung cấp ra thị trường 48 triệu lít bia nhưng trong dịp Tết sẽ là hơn 60 triệu lít bia. Riêng bia lon tăng đến 47% so với dịp Tết 2006. Bên cạnh đó, Sở Thương mại TP.HCM cũng dự báo sẽ có khoảng 25 triệu lít bia và 20 triệu lít nước ngọt các loại được tiêu thụ trong dịp Tết này.

Hàng trăm triệu lít bia đã sẵn sàng xuất quân cho Tết

Bia Hà Nội đã sẵn sàng cho Tết

(VHDN) - Tại thị trường Hà Nội, Habeco cũng cho biết đã đưa ra thị trường khoảng 25 triệu lít bia, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước và 1,1 triệu lít rượu (tăng 12%). Còn Sở Thương mại Hà Nội thì ước tính có khoảng 10 - 12 triệu chai bia, rượu và nước giải khát các loại được tiêu thụ trên địa bàn trong dịp Tết.

Vào thời điểm này, mặt hàng bia, rượu và nước giải khát được xem là mặt hàng “hot” nhất tại các chợ, siêu thị, cửa hàng... Trước nhu cầu biếu tặng hoặc chiêu đãi tiệc công ty, gia đình trong những ngày cận Tết, giá cả bia, rượu và nước giải khát đang biến động từng ngày.

Tính đến thời điểm hiện nay, giá bia trên thị trường đã tăng lên từ 6.000-16.000đ/thùng. Cụ thể, bia 333 cách đây 1 tuần giá 159.000đ/thùng/12 lon nay lên 175.000đ, bia Tiger cũng từ 186.900đ/thùng lên 194.000đ, bia Heineken từ 251.000đ/thùng tăng lên 257.000đ/thùng... Theo các điểm bán lẻ, mặc dù giá bia tăng nhưng sức mua vẫn mạnh và sản lượng tiêu thụ nhiều hơn từ 5 - 7 lần so với ngày thường.

Trong khi các sản phẩm bia “hùa nhau” tăng giá thì mặt hàng nước ngọt xem ra dễ chịu hơn. Mặc dù hầu hết các sản phẩm nước ngọt tung ra phục vụ Tết đều được nhà sản xuất “thay áo mới” như đầu tư bao bì đẹp, bắt mắt hơn nhưng giá thì giảm nhẹ so với giá thông thường. Như Mirinda giảm 7.000đ/thùng 28 lon (từ 106.000đ xuống còn 99.000đ/thùng), Pepsi giảm 3.000đ/thùng (từ 102.000đ giảm còn 99.000đ/thùng)...

Theo các nhà kinh doanh, sản phẩm nước ngọt lon là mặt hàng có mức tăng trưởng cao trong mùa cuối năm. Tại Công ty CP nước giải khát Sài Gòn (Tribeco), ngày thường tỷ trọng nước ngọt lon chỉ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng sản xuất hàng của công ty thì trong dịp cuối năm tăng lên từ 40 - 50%.

Mặc dù sản lượng nước ngọt tăng mạnh như vậy, nhưng hiện sản phẩm này đang phải cạnh tranh rất khốc liệt với các loại nước giải khát khác trên thị trường như nước ép trái cây, trà xanh, tăng lực... Đây cũng là lý do nước ngọt khó có thể lợi dụng tình hình Tết để tăng giá như mặt hàng rượu, bia. Các công ty sản xuất rượu, bia cũng cho hay, ước tính trong dịp Tết Đinh Hợi, mức tiêu thụ các sản phẩm này tăng từ 40 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu chỉ tính toán dựa trên số liệu mà 2 đầu mối sản xuất bia, rượu lớn của TP.HCM (Tổng Công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco) và Hà Nội (Tổng Công ty Bia, Nước giải khát Hà Nội - Habeco) cung cấp, trong dịp Tết này thị trường sẽ tiêu thụ khoảng hơn 100 triệu lít bia.

Cụ thể, theo Sabeco, đơn vị có 19 nhà máy sản xuất bia, rượu và nước giải khát, một tháng bình thường Sabeco chỉ cung cấp ra thị trường 48 triệu lít bia nhưng trong dịp Tết sẽ là hơn 60 triệu lít bia. Riêng bia lon tăng đến 47% so với dịp Tết 2006. Bên cạnh đó, Sở Thương mại TP.HCM cũng dự báo sẽ có khoảng 25 triệu lít bia và 20 triệu lít nước ngọt các loại được tiêu thụ trong dịp Tết này.

Phương pháp sản xuất whisky

Phương pháp chung

Các phương pháp sản xuất Whisky khác nhau rất nhiều, nhưng có một điều mà tất cả các phương pháp đều cùng chung đó là trước tiên ngũ cốc được xay thành hạt tấm và được trộn với nước ấm trong thùng kín (mash tun). Qua đó tinh bột được hóa đường. Tiếp theo đó nước mạch nha được trộn với men trong một thùng lên men (wash back hay fermenters) và được lên men.

Chất lỏng phát sinh có khoảng 5% đến 10% rượu, được gọi là wash, ale hay distiller's beer và quả thật là gợi nhớ đến bia. Trong các thiết bị chuyên môn, chất lỏng này được chưng cất nhiều lần. Hơi phát sinh (rượu, chất tạo hương vị) được ngưng tụ (new make). Sau khi được pha loãng với một ít nước, new make được trữ trong thùng gỗ nhiều năm. Mỗi năm có vào khoảng 2,5% rượu bốc hơi ra khỏi các thùng gỗ đã được đóng kín, được gọi là phần của thiên thần (angels share hay angels'dram). Sau quá trình này thường thì Whisky được pha trộn (blend), làm loãng, lọc (ở loại Whisky đặc biệt thì được bỏ qua giai đoạn này) và đóng vào chai.

Các phương pháp đặc biệt

Để sản xuất loại Malt-Whisky, lúa mạch được chế biến thành mạch nha bằng cách làm cho ẩm và cho nẩy mầm. Nhờ vậy enzyme được tạo thành và tạo khả năng hóa đường tinh bột sau đó. Sau 5 đến 8 ngày mạch nha xanh được hong khô. Tại Scotland người ta dùng một loại lò cổ truyền (kiln) và đốt một lượng than bùn nhất định trong lò. Việc này mang lại hương khói đặc trưng của một số Whisky Scotland. Mặc dầu là phương pháp này vẫn còn được sử dụng lác đác, việc gây mạch nha ngày nay được tiến hành trong các nhà máy lớn chuyên môn.

Để sản xuất Malt-Whisky của Scotland và Pot-Still-Whiskey của Ireland "bia" được chưng cất trong những bình bằng đồng có hình giống củ hành (pot still) có cổ phía trên giống như cổ của thiên nga (swan neck). Phần cất có nồng độ rượu từ 60% đến 75%. Tất cả các thử nghiệm thay thế đồng bằng các kim loại ít bị rỉ sét, dễ gia công và rẻ tiền hơn đều thất bại vì hương vị không đạt của Whisky được sản xuất. Việc chưng cất được tiến hành gián đoạn vì bao giờ cũng chỉ có thể gia công được một phần wash nhất định.

Các loại Whisky khác phần lớn được chưng cất bằng cột chưng cất (patent still, column still hay Coffey still). Loại cột này do một người Scot là Robert Stein phát minh và thử nghiệm vào năm 1826 và được người Ireland là Aeneas Coffey cải tiến trong những năm sau đó. Bằng những cột chưng cất này, phần cất được sản xuất có nồng độ rượu tối đa là 94,8%. Loại cột này làm việc liên tục và đây cũng là một ưu điểm lớn về mặt phí tổn.

Kiểu Lomond (Lomond still) do Alistair Cunningham và Arthur Warren phát triển vào năm 1955, một phương pháp pha trộn giữa pot still và column still với một ống xi lanh có nhiều tấm bằng đồng di động bên trong, không đột phá được. Tuy đã được sử dụng trong nhiều lò nấu rượu, ngày nay phương pháp này chỉ còn được sử dụng tại hãng nấu rượu Whisky Scapa.

Trong Liên minh châu Âu Whisky phải đạt được những tiêu chuẩn được quy định trong chỉ thị số 1576/89 ngày 29 tháng 5 năm 1989:


* Được sản xuất bằng cách chưng cất từ nước mạch nha của ngũ
cốc.

* Được chưng cất đến nồng độ rượu ít hơn 94,8 phần trăm thể
tích.

* Được lưu trữ ít nhất là 3 năm trong thùng gỗ có thể chứa 700
lít hay ít hơn.

* Có nồng độ rượu ít nhất là 40 phần trăm thể tích.


Nếu như sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu trên thì không được bán trong Liên minh châu Âu như là Whisky.

Các nước khác có những quy định khác đối với những tiêu chuẩn trên, thí dụ như tại Uruguay thời gian lưu trữ ngắn nhất được quy định là 2 năm.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2007

Vì sao đàn ông uống rượu?

Phụ nữ thường lên án khi thấy đàn ông uống rượu nhưng họ không biết rằng nhiều lúc chàng không hề muốn uống rượu vì những lý do rất riêng mà họ phải hăm hở nâng ly. Dưới đây là vài bí mật của đàn ông với rượu bạn nên biết để thông cảm với họ.

1. Uống rượu để phân định ngôi thứ

Rất nhiều trường hợp, đàn ông dùng rượu để chứng tỏ bản lĩnh của mình. Khi mới gặp mặt, khi có những người phụ nữ xinh đẹp và nhất là khi họ đang cùng tán một cô gái, đàn ông dùng chén rượu để chứng tỏ bản lĩnh.

Người nào cũng mong muốn đối thủ của mình hoặc phải chắp tay xin xỏ hoặc phải “gục” tại chỗ. Đôi lúc chỉ riêng đàn ông với nhau nhưng họ cũng muốn phân định ngôi thứ, đẳng cấp với nhau bằng rượu. Người nào tửu lượng cao hơn đương nhiên nhận được sự tôn trọng của mọi người và ngược lại, kẻ chiến bại phải chấp nhận ở vị trí thấp hơn.

2. Uống chỉ vì sĩ

“Tôi không say, mới uống có bằng ấy say thế nào được”, nhiều đấng nam nhi uống rượu chỉ vì sĩ diện. Lúc này, họ đã quá tầm để phân định ngôi thứ hay để phân định thắng bại. Đàn ông lúc này đã bắt đầu “nhòe hình méo tiếng” nhưng vẫn cứ uống vì sợ bị coi thường.

Thông thường những anh chàng này sẽ kết thúc cuộc rượu bằng cách “cho chó ăn chè”. Đàn ông thông minh đôi lúc trong những tình thế nhất định buộc phải tham gia cuộc rượu nhưng thường họ không uống vì sĩ diện. Những anh chàng ba hoa dễ mắc chứng bệnh này và cùng với thời gian anh ta sẽ dễ trở thành kẻ nát rượu.

3. Đàn ông rất ghét kẻ nát rượu

Hay uống rượu nhưng rất bất ngờ là đàn ông ghét những kẻ nát rượu không kém gì phụ nữ. Đàn ông tôn trọng những người uống rượu “như uống nước lã”, “càng uống mặt càng tái”, chấp nhận những người “biết mình say đứng lên tìm chỗ chết”, nhưng rất dị ứng với những kẻ nát rượu.

Thông thường, những kẻ nát rượu dễ làm cả bọn bị mang tiếng. Dù cùng uống với nhau nhưng đàn ông vẫn bị xấu hổ khi trong bọn có kẻ nát rượu. Cùng với thời gian, những kẻ nát rượu dễ bị xa lánh và chỉ còn biết tụ tập với những người cũng nát như mình.

4. Bạn thân gặp nhau: Không thể không có rượu

Hầu hết những người biết uống rượu khi gặp bạn bè, nhất là bạn thân lâu không gặp, chẳng có lý do gì để ngăn cản họ uống rượu. Hơi men làm cho họ cởi mở hơn, vui vẻ hơn, dốc bầu tâm sự và nhất là dễ dàng hơn trong việc ôn lại những kỷ niệm quá khứ buồn vui với nhau. Chính vì vậy không nên ngăn cản những cuộc rượu của những người bạn thân lâu ngày mới gặp nhau.

Nếu muốn họ không quá say, có lẽ cách tốt nhất là nên... ủng hộ họ vì đằng nào họ cũng sẽ nâng cốc với nhau. Nếu người phụ nữ vui vẻ, hiếu khách, họ sẽ uống tại nhà, ngược lại họ sẽ dẫn nhau ra quán và lúc đó không biết chuyện gì sẽ xảy ra...

5. Có những lúc họ không thích uống rượu

Khi gặp người lạ, ngồi giữa đám đông những người mới quen biết nhau, đàn ông thường không thích uống rượu. Lúc đó họ chỉ uống cho phải phép. Khi gặp bạn bè thân thiết, đàn ông ghét bị ngăn cản uống rượu, nhưng giữa những cuộc rượu vô bổ, đàn ông lại muốn vợ (hay người yêu) ngăn cản để có cớ đứng lên.

Phụ nữ rất cần phải nhạy cảm để phân biệt điều này. Lúc đó, dù đàn ông hoa chân múa tay ra vẻ hăm hở nhưng thực ra trong bụng họ đang muốn tìm cớ để giải thoát. Và đương nhiên, một sự ngăn cản của phụ nữ sẽ là cái cớ rất tốt để họ dừng lại.

Thị trường rượu Tết: Rượu nhẹ lên ngôi

Cửa hàng rượu mạnh vắng khách

Các cửa hàng bán rượu mạnh do nước ngoài sản xuất trên các phố Hai Bà Trưng, Hàng Buồm, Hàng Da đều kêu trời vì sức mua mặt hàng này giảm nhiều so với mọi năm.

Chị Trần Ánh Tuyết, người kinh doanh bánh kẹo và rượu ngoại ở khu vực chợ Hàng Da cho biết: “Lẽ ra mấy ngày vừa rồi phải bán được rất nhiều hàng mới phải nhưng thực tế lại không hơn ngày thường là mấy”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, nhu cầu mua rượu mạnh do nước ngoài sản xuất của khách hàng vẫn rất lớn. Tuy nhiên gần đây người tiêu dùng cảm thấy không yên tâm khi mua rượu mạnh. Chị Thanh Bình ở Kim Liên (Q.Đống Đa) bộc bạch: “Đúng là đi Tết có chai rượu “Tây” thì rất sang nhưng năm nay mình không dám mua vì sợ rượu giả.

Ngay gần Tết tivi và báo chí có phản ánh lực lượng quản lý thị trường đã bắt được rất nhiều vụ vận chuyển rượu lậu, trong đó có rất nhiều chai bị làm giả”. Trên thực tế thông tin trên đã tác động đến rất lớn thị trường rượu ngày Tết, khiến sức mua giảm hẳn so với các năm trước. Để an tâm, người tiêu dùng đã tìm đến các sản phẩm rượu vang nhập khẩu từ Pháp.

Trái với tình trạng trầm lắng của thị trường rượu mạnh, thời điểm này mặt hàng rượu vang Pháp có sức mua tăng đột biến. Tại cửa hàng phân phối rượu vang Pháp trên đường Thái Hà, khách ra vào luôn chật kín.

Khoảng 18h-20h do quá đông khách nên cửa hàng đã phải mượn tạm khu vực vỉa hè làm bãi gửi xe. Vang đóng chai giá trên 100.000 đồng và vang trong bình bìa cát-tông là hai loại được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất.

Loại rượu vang đựng trong hộp cát-tông nhiều khi không có hàng để bán. Theo nhận xét của người mua thì loại này giá cả cũng vừa phải (loại hai lít có giá 200.000 đồng), hộp lại rất lịch sự nên mua cho gia đình dùng cũng được mà mua đi biếu Tết cũng rất đẹp. Một số người cầu kỳ, muốn sang trọng hơn nên mua thêm chiếc thùng gỗ, trông gần như cái trống con, rất ngộ để cho bình rượu vào.

Theo thói quen từ nhiều năm, nhu cầu mua sắm trong một, hai ngày tới sẽ tiếp tục tăng.

Theo Xuân Toàn
Báo Thanh niên